Ngành vận tải hàng hóa Việt Nam sẽ phát triển mạnh

Ngành vận tải Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là ngành quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội. Nhiều ông lớn đã nhảy vào đầu tư ở mảnh đất béo bở này, đóng góp lớn vào ngân sách Nhà nước.

Ngành vận tải Việt Nam
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố kết quả về năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2015, cho thấy cơ sở GTVT của Việt Nam tăng 9 bậc. Ảnh đồ họa: Báo giao thông

Ngành vận tải đường bộ Việt Nam

Ngành vận tải đường bộ Việt Nam hiện nay là hình thức vận chuyển phổ biến nhất. Nó có những đóng góp to lớn trong việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ tạo điều kiện cho giao thương phát triển. Vậy thực trạng ngành vận tải đường bộ của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Vận tải đường bộ là gì?

Vận tải đường bộ được hiểu là phương thức vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện di chuyển trên bộ bao gồm các phương tiện như: xe khách, xe bồn, xe fooc, xe container, xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc kéo theo ô tô…

Vận tải đường bộ là lựa chọn hàng đầu của những chủ hàng muốn chuyển hàng trong nội thành, liên tỉnh, bắc nam… bởi đây là hình thức quan trọng và phổ biết nhất tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, để vận chuyển hàng hóa những tuyến đường quốc tế thì một mình nó không thể đảm đương nổi mà cần phải kết với các phương thức khác như đường biển, đường hàng không…

Đây là hình thức chuyển hàng linh động nhất bởi vì nó có thể chuyển thẳng từ kho đến kho, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khác nhau, có thể đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường… Nên dù đang có cước phí cao nó vẫn giữ vai trò quan trọng.

vận chuyển hàng hóa đường bộ
Ngành vận tải đường bộ là một ngành mũi nhọn, đóng góp một nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Cơ hội thuận lợi của ngành vận tải đường bộ Việt Nam

Nhà nước đã đang và sẽ chú trọng rất nhiều vào ngành này thông qua việc việc soạn thảo, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ để ngành phát triển tốt nhất. Cụ thể có đầy đủ 5 luật chuyên ngành; các nghị định, thông tư hướng dẫn và đã tổ chức thực hiện trong toàn ngành, các chuyên ngành.
Việc biên soạn các văn bản pháp luật này được đã lấy ý kiến rộng rãi của tổ chức, cá nhân để chỉnh lý, bổ sung do vậy rất phù hợp với thực tiễn.

Mặt khác, các chiến lược phát triển GTVT toàn ngành, quy hoạch các chuyên ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương… đã được xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện, đó chính là cơ sơ và hành lang pháp lý tốt để ngành phát triển mạnh.
Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, do vậy mà khối lượng hành khách, hàng hoá xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu, quá cảnh tăng cao. Điều này đã, tạo điều kiện cho phát triển vận tải; có thể trao đổi, chia sẻ thông tin với các nước trên thế giới. Có được cơ hội học hỏi với các nước bạn chắc chắn sẽ là tiền đề để ngành phát triển mạnh.

Khó khăn, thách thức của ngành vận tải đường bộ Việt Nam

Tuy hành lang pháp lý đã khá đầy đủ và nhà nước cũng chú trọng vào việc chuẩn hóa các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các văn bản quản lý vận tải chưa được sâu rộng, toàn diện, đồng bộ. Thêm vào đó là việc phối hợp thực hiện chưa thật chặt chẽ, thường xuyên, nhất là giữa trung ương và địa phương, giữa các cơ quan có chức năng nhiệm vụ quản lý tại cảng, đầu mối vận tải lớn làm cho việc thi hành pháp luật chưa đến nơi đến chốn.
Việc chưa có các đầu mối vận tải trung gian cũng là khó khăn để ngành này phát triển.
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đầy đủ và đáp ứng được yêu cầu trong quá trình vận chuyển.

Ngành vận tải đường sắt Việt Nam

Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là ngành vận tải phát triển lâu đời ở thế giới và Việt Nam. Gửi hàng bằng tàu hỏa thường giá rẻ hơn đường bộ, nhưng không cơ động. Trong những thập niên gần đây, ngành đường sắt Việt Nam lạc hậu hơn thế giới. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách cụ thể cho sự phát triển lớn mạnh của ngành đường sắt.

vận tải đường sắt
Ngành vận tải đường sắt thường có giá thành rẻ hơn đường bộ. Tuy nhiên thời gian giao hàng thường châm hơn đường bộ.

Khái niệm về vận tải đường sắt

Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển/vận tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray (đường rầy).

Đường ray bao gồm hai thanh thép chạy song song đặt cố định xuống nền là các thanh chịu lực bằng gỗ, bê tông hay sắt thép (gọi chung là thanh tà vẹt) và khoảng cách giữa hai thanh ray (gọi là khổ đường) được duy trì cố định. Các thanh ray và tà vẹt đặt trên nền đã được cải tạo có khả năng chịu lực nén lớn như nền rải đá, nền bê tông, v.v.. Chạy trên đường ray là đoàn tàu – một chuỗi các phương tiện tự vận hành – là đầu tàu, hoặc không tự vận hành – là toa tàu nối với nhau. Tiếp xúc với đường ray là bánh thép. Các toa tàu di chuyển trên đường ray với lực ma sát ít hơn rất nhiều so với các phương tiện dùng bánh cao su trên đường thông thường và do đó đầu tàu dùng kéo các toa tàu sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.

Thực trạng của ngành đường sắt Việt Nam

Ngành đường sắt Việt Nam đi sau thế giới nhiều thế kỷ, đây cũng là lý do của sự lạc hậu hơn thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã có những chính sách phát triển ngành đường sắt trở thành một ngành mũi nhọn trong Logistics.

Vận tải đường sắt đóng một nguồn ngân sách lớn cho quốc gia nếu quản lý, khai thác tốt. Đây là một ngành vận tải rẻ, nhưng khối lượng vận chuyển lại vô cùng lớn, và đây là một ngành vận tải an toàn.

Gần đây, liên tục xẩy ra những vụ tai nạn đường sắt khiến uy tín của ngành bị giảm sút. Bộ GTVT đã có những biện pháp khắc phục tình trạng này.

Ở Hà Nội, đang xây dựng hai đường sắt trên cao, và chỉ vài tháng nữa sẽ đưa vào khai thác thương mại.

Chính phủ đang có chủ chương xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam. Đây là những tín hiệu mừng cho ngành.

Chắc chắn trong những thập niên tới ngành đường sắt Việt Nam sẽ có những sự phát triển vượt bậc.

Ngành vận tải đường hàng không Việt Nam

Vận tải đường hàng không là một ngành mũi nhọn, và đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Vận tải hàng không là phương thức vận chuyển nhanh nhất (không xét đến đường ống) và hiệu quả, an toàn nhất hiện nay.

vận tải hàng không
Vận tải hàng không đang có những bước phát triển vượt bậc trên cả thế giới và Việt Nam. Giá thành vận chuyển hàng không đã không còn là một ngành vận tải đắt đỏ nữa.

Vận tải hàng không là gì?

Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lí, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không là một ngành còn rất trẻ so với ngành vận tải khác.Nếu như vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên thì vận tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20.

Ngành hàng không Việt Nam đang ra sao?

Việt Nam có những bước phát triển vượt bậc về giao thông vận tải trong những năm gần đây. Vận tải hàng không là ngành phát triển nổi bật với nhiều sân bay được xây dựng mới và mở rộng, cùng với nhiều hãng hàng không ra đời.

Vietnam Airline là một trong những thương hiệu lớn thế giới thuộc Việt Nam.

Nhiều ông lớn đã “dấn thân” vào ngành hot này với những khoản đầu tư khổng lồ. Các thương hiệu nổi lên như Vietjet Air, Jetstar là sự lựa chọn cho vé máy bay giá rẻ.

Trong ngành đang nóng sốt với sự đầu tư của ông lớn bất động sản nghỉ dưỡng FLC cho thương hiệu Bamboo Airways. Chuyến bay đầu tiên của Bamboo Airways dự kiến sẽ cất cánh vào ngày 10.10.2018.

Ngành hàng không đã không phải là ngành vận tải đắt đỏ như trước đây. Với khoảng 40 trạm thu phí từ Bắc vào Nam chi phí cầu đường cho xe 4 chỗ khoảng 1,3 triệu, vé máy bay trung bình vào khoảng 1,3 triệu. Như vậy, hàng không là sự lựa chọn tốt nhất, nhanh và an toàn nhất.

Ngành vận tải biển Việt Nam

Vận tải biển là ngành vận tải ra đời sớm nhất vào thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Đây là một ngành mang lại giá trị to lớn trong giao thương hàng hóa giữa các nước trên thế giới.

Việt Nam có đường biển dài và có nhiều cảng nước sâu là điều kiện thuận lợi cho phát triển vận tải biển.

vận tải biển
Vận tải biển ra đời từ rất sớm, và là đầu mối giao thương giữa các nước trên thế giới. Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển.

Ngành vận tải biển là gì?

Vận tải biển là một hình thức vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Trên phương diện lịch sử, vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngày từ thời cổ đại, con người đã biết di chuyển trên biển từ vùng này sang vùng khác trên những chiếc bè. Trong thời kì phong kiến, chính những chuyến vượt biển đã làm nên các cuộc phát kiến địa lý trong lịch sử loài người.Cho đến nay vận tải biển trở thành ngành vận tải biển hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Nó là một phần không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế hàng hóa.

Ngành vận tải biển Việt Nam đang khởi sắc

Do dư chấn khủng hoảng từ 2008 đến nay, ngành vận tải biển thế giới vẫn chìm trong khó khăn, nhiều hãng tàu lớn thua lỗ, phá sản hoặc phải sáp nhập để duy trì hoạt động. Tại Việt Nam, nhờ tái cơ cấu đúng hướng, ngành vận tải biển đã bắt đầu tăng trưởng dương.

Đây là những tín hiệu tích cực được công bố tại “Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2018” của Cục Hàng hải Việt Nam, diễn ra cuối tuần qua, tại Hà Nội.

Tại hội nghị, ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, năm 2017, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển Việt Nam thực hiện ước đạt 130,9 triệu tấn, tăng 6% so với năm 2016. Hiện đội tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam đã đảm nhận được gần 100% lượng hàng vận tải nội địa bằng đường biển (trừ một số tàu chuyên dụng như LPG, xi măng rời…).

Do những ưu thế về giá cước so với các loại hình vận tải khác trong khoảng cách từ 300-500km và các bến cảng thuỷ nội địa sâu trong sông kết nối với cảng biển nên đội tàu VR-SB đã phát huy hiệu quả tích cực.

Từ năm 2014 đến tháng 12/2017 đã vận tải 36,2 triệu tấn. Riêng năm 2017, tổng lượng tàu thông qua đạt 22 nghìn lượt (tăng 67% so với năm 2016); khối lượng hàng hoá đạt 18,5 triệu tấn (tăng 56% so với năm 2016).

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công cho rằng, với các đơn vận tải hàng đường dài, vận đơn lớn, tàu lớn chủ yếu do các hãng tàu lớn thế giới nắm giữ là điều không khó đoán. Trong bối cảnh vận tải biển thế giới còn khó khăn thì “miếng bánh” đó sẽ các hẹp lại, các hãng tàu lớn cũng đang cạnh tranh khốc liệt, hoặc phá sản.

Thứ trưởng Công cũng chỉ ra những tồn tại mà ngành hàng hải cần khắc phục như: đội tàu còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ cấu chưa phù hợp, vì thế, đội tàu Việt Nam sẽ ưu tiên tập trung thế mạnh tại các mặt hàng truyền thống, hàng rời, các tuyến vận tải có đủ năng lực. “Dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2017, vận tải biển đã tăng 6% so với năm 2016 là kết quả rất tích cực, báo hiệu sự khởi sắc cho vận tải biển”, Thứ trưởng Công đánh giá

Ông Bùi Thiên Thu cũng cho biết, năm 2017, hệ thống cảng biển đạt mức tăng trưởng cao, ước đạt 536,4 triệu tấn (tăng 17% so với năm 2016). Dù đây là con số tích cực nhưng chưa có sức lan toả tốt vì thiếu “chuỗi” phát triển logistics.

Ông Thu nhấn mạnh về sự kiện Thời báo Kinh tế Việt Nam vừa tổ chức hội thảo thực trạng logistic Việt Nam, trong đó, chỉ rõ các cảng biển, các cảng cạn (ICD) là trung tâm, đầu mối phát triển logistic nhưng lại thiếu tính kết nối giữa đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường sắt, hàng không… dẫn đến tăng chi phí giá thành.

Chất lượng cảng biển chưa cao, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chi phí cảng biển, chi phí xếp dỡ thấp. Thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa thực sự thuận lợi cho chủ tàu, chủ hàng.

Ông Thu đánh giá, cả nước hiện có tới 1.300 doanh nghiệp tham gia cung cấp các loại hình dịch vụ hàng hải và losgistic, tuy nhiên, đa phần chỉ là hợp tác và cung cấp dịch vụ logistic cho bên thứ 2, trong đó, nắm chủ chốt vẫn là các công ty logistics lớn của nước ngoài.

Đánh giá về những tồn tại, vướng mắc trong chuỗi phát triển logistics, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho biết, Năm 2017, đánh dấu lần đầu tiên cảng nước sâu Cái Mép – Thị Vải đón tàu trọng tải lên đến 200.000 tấn. Đây là sự kiện lớn đánh dấu cụm cảng Cái Mép – Thị Vải nằm trong tuyến luồng hàng hải quan trọng của thế giới.

Thứ trưởng Công cũng đánh giá cao, cơ chế một cửa quốc gia tại 9 khu vực cảng biển để thực hiện thủ tục điện tử cho tàu thuyền Việt Nam và tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và quá cảnh đã được áp dụng.

LỜI KẾT

Ngành vận tải Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Chúng tôi vui mừng về những tín hiệu khởi sắc của ngành.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực vận tải đường bộ, chúng tôi mong muốn mang đến cho Quý khách dịch vụ hoàn hảo với chi phí thấp nhất có thể.

Quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa  hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách có thể nhắn tin, chat với nhân viên hoặc gọi điện trực tiếp cho chúng tôi. Tư vấn miễn phí sẽ dành cho Quý khách và mãi là như vậy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0984113474 Chat ZALO
.
.
.
.